Bài hát: Quốc tế ca

File nhạc không lời

 

File nhạc có lời

 

Lời bài hát: Quốc tế ca

Nhạc: P. Degeyter

Lời: Eugène Pottier

Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn. Sục sôi nhiệt huyết trong tâm đầy chứa rồi. Quyết phen này sống chết mà thôi. Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành. Toàn nô lệ vùng đứng lên đi. Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa, bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình.

Đấu tranh này là trận cuối cùng, kết đoàn lại để ngày mai. “L’In – ter – na – ti – o – na – le sẽ là xã hội tương lai.

Đấu tranh này là trận cuối cùng, kết đoàn lại để ngày mai .L’In – ter – na – ti – on – le sẽ là xã hội tương lai.

Sơ lược về tác giả và tác phẩm

Eugène Pottier (1816–1887)

Eugène Potier, một nhà thơ lớn, người chiến sĩ trung kiên của cách mạng vô sản Pháp. Lenin gọi Eugène Potier là “nhà tuyên truyền vĩ đại của cách mạng vô sản”. Ông sinh năm 1816, trong một gia đình nghèo khổ ở Paris. Từ bé, ông đã phải sống cuộc sống khổ cực vì đói khát và thất học. Lớn lên trong giai đoạn bão táp đấu tranh giai cấp ở châu Âu cuối thế kỷ 19, phong trào cách mạng sôi nổi của Pháp lúc bấy giờ đã tác động đến Potier. Ông sớm tiếp thu tư tưởng của Marx và Engels, đã tham gia đấu tranh trên cả mặt trận tư tưởng và là người chiến sĩ cấm súng chiến đấu cho đến phút cuối cùng trong “Tuần lễ tháng 5 đẫm máu”.

Trong thời kỳ Công xã Paris, ông là thành viên của Hội đồng công xã của thành phố, làm ủy viên Ủy ban phúc lợi xã hội và phụ trách công tác lãnh đạo Hiệp hội công nhân và Hiệp hội các nhà nghệ thuật. Bài thơ L’Internationale, dịch nghĩa là “Quốc tế” được Potier viết năm 1871, sau khi Công xã Paris bị đàn áp dẫn đến thất bại, chất chứa nỗi xót thương hàng triệu người nô lệ trên thế giới đang phải sống trong đói rét. Từ quá trình chiến đấu của mình, ông liên tưởng đến những người đồng chí vì theo đuổi chân l{ mà dốc cạn bầu nhiệt huyết. Từ những ngày vui sướng giai cấp công nhân được làm chủ, ông liên tưởng đến cảnh huy hoàng khi giai cấp vô sản thế giới được hoàn toàn giải phóng. Công xã đã thất bại nhưng cách mạng sẽ tiếp tục. Nhất định phải rút ra bài học, nắm lấy thời cơ, giành lại thành quả lao động. Năm 1888, nhạc sĩ người Pháp Pierre Degayter, người phụ trách Đội hợp xướng Tiếng nói Công nhân ở thành phố Lille đã phổ nhạc bài thơ thành bài hát. Ngày 23/6/1888, Ban đồng ca công nhân của thành phố Lille đã biểu diễn lần đầu tiên bài ca “Quốc tế” trong Ngày hội công nhân của thành phố. Sau lần biểu diễn đầu tiên, “Quốc tế ca” đã gây được tiếng vang rất lớn trong công nhân. Từ đó, nó được lan truyền rất nhanh ở nước Pháp và các nơi trên thế giới, trở thành bài ca chính thức của giai cấp vô sản trên thế giới, là tiếng kèn lệnh chiến đấu của các chiến sĩ cộng sản và nhân dân lao động. Sức truyền cảm của điệu nhạc và lời ca đã có sức cổ vũ, động viên, kêu gọi mạnh mẽ tinh thần “vô sản thế giới đoàn kết lại”, lật đổ chế độ bóc lột, mang sức ta mà giải phóng cho ta. Đầu thế kỷ 20, các đại biểu đi dự Quốc tế Cộng sản đã học thuộc đem về phổ biến ở đất nước mình. Năm 1902, Quốc tế ca được dịch ra tiếng Nga..

Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (năm 1917), “Quốc tế ca” được lấy làm Quốc ca của Liên Xô. Đến năm 1944, sau khi thông qua bài Quốc ca mới, Đảng Cộng sản Liên Xô quyết nghị giữ bài Quốc tế ca làm Đảng ca. Ở Việt Nam, Bác Hồ là người đầu tiên phỏng dịch “Quốc tế ca” thành thơ lục bát và giới thiệu trên một số tờ báo vào năm 1927. Khi Đảng cộng sản Đông Dương thành lập năm 1930, bài “Quốc tế ca” được bí mật phổ biến và sau đó được hát công khai trong những cuộc biểu tình. Trong những năm đấu tranh cách mạng gian khổ, “Quốc tế ca” là nguồn an ủi, sự thúc giục góp phần giữ vững ý chí chiến đấu cho biết bao chiến sĩ cách mạng trung kiên. Bị giặc bắt, họ hát “Quốc tế ca”. Khi ra trước tòa án, khi ra pháp trường, “Quốc tế ca” vang lên một cách hiên ngang, bất khuất. Trong nhà tù, họ dạy nhau hát “Quốc tế ca” để giữ vững tinh thần. Khi mít-tinh, biểu tình, “Quốc tế ca” vang lên để tập hợp quần chúng đấu tranh, trở thành một vũ khí đấu tranh thực sự của giai cấp vô sản./.

Sưu tầm và biên tập: Phạm Sơn Hải – CT23.